#: locale=en ## Tour ### Description ### Title tour.name = Bảo tàng Hồ Chí Minh ## Skin ### Button Button_1B998D00_16C4_0505_41AD_67CAA4AAEFE0.label = GIỚI THIỆU Button_1B998D00_16C4_0505_41AD_67CAA4AAEFE0_mobile.label = GIỚI THIỆU Button_1B999D00_16C4_0505_41AB_D0C2E7857448.label = KHÔNG GIAN 3D Button_1B999D00_16C4_0505_41AB_D0C2E7857448_mobile.label = KHÔNG GIAN 3D Button_1B9A3D00_16C4_0505_41B2_6830155B7D52.label = REALTOR Button_1B9A3D00_16C4_0505_41B2_6830155B7D52_mobile.label = REALTOR Button_1B9A4D00_16C4_0505_4193_E0EA69B0CBB0.label = THƯ VIỆN VIDEO Button_1B9A4D00_16C4_0505_4193_E0EA69B0CBB0_mobile.label = THƯ VIỆN VIDEO Button_1B9A5D00_16C4_0505_41B0_D18F25F377C4.label = PHOTOALBUM Button_1B9A5D00_16C4_0505_41B0_D18F25F377C4_mobile.label = PHOTOS Button_1B9A6D00_16C4_0505_4197_F2108627CC98.label = VỊ TRÍ Button_1B9A6D00_16C4_0505_4197_F2108627CC98_mobile.label = VỊ TRÍ Button_221B5648_0C06_E5FD_4198_40C786948FF0.label = lorem ipsum Button_221B5648_0C06_E5FD_4198_40C786948FF0_mobile.label = lorem ipsum Button_23F057B8_0C0A_629D_41A2_CD6BDCDB0145_mobile.label = lorem ipsum ### Multiline Text HTMLText_0B42C466_11C0_623D_4193_9FAB57A5AC33.html =
___
real estate agent
HTMLText_0B4B0DC1_11C0_6277_41A4_201A5BB3F7AE.html =
john doe
licensed real estate salesperson


Tlf.: +11 111 111 111
jhondoe@realestate.com
www.loremipsum.com




Mauris aliquet neque quis libero consequat vestibulum. Donec lacinia consequat dolor viverra sagittis. Praesent consequat porttitor risus, eu condimentum nunc. Proin et velit ac sapien luctus efficitur egestas ac augue. Nunc dictum, augue eget eleifend interdum, quam libero imperdiet lectus, vel scelerisque turpis lectus vel ligula. Duis a porta sem. Maecenas sollicitudin nunc id risus fringilla, a pharetra orci iaculis. Aliquam turpis ligula, tincidunt sit amet consequat ac, imperdiet non dolor.
HTMLText_221B6648_0C06_E5FD_41A0_77851DC2C548.html =
___
VỊ TRÍ


ĐỊA CHỈ: 19 Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội , Việt Nam
HTMLText_221B6648_0C06_E5FD_41A0_77851DC2C548_mobile.html =
VỊ TRÍ
----------------------------------
ĐỊA CHỈ: 19 Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
HTMLText_23F067B8_0C0A_629D_41A9_1A1C797BB055_mobile.html =
Lorem ipsum
dolor sit amet
consectetur adipiscing elit. Morbi bibendum pharetra lorem, accumsan san nulla.


Mauris aliquet neque quis libero consequat vestibulum. Donec lacinia consequat dolor viverra sagittis. Praesent consequat porttitor risus, eu condimentum nunc. Proin et velit ac sapien luctus efficitur egestas ac augue. Nunc dictum, augue eget eleifend interdum, quam libero imperdiet lectus, vel scelerisque turpis lectus vel ligula. Duis a porta sem. Maecenas sollicitudin nunc id risus fringilla, a pharetra orci iaculis. Aliquam turpis ligula, tincidunt sit amet consequat ac, imperdiet non dolor.


Integer gravida dui quis euismod placerat. Maecenas quis accumsan ipsum. Aliquam gravida velit at dolor mollis, quis luctus mauris vulputate. Proin condimentum id nunc sed sollicitudin.


Donec feugiat:
• Nisl nec mi sollicitudin facilisis
• Nam sed faucibus est.
• Ut eget lorem sed leo.
• Sollicitudin tempor sit amet non urna.
• Aliquam feugiat mauris sit amet.
HTMLText_2F8A4686_0D4F_6B71_4183_10C1696E2923.html =
___
FLOORPLAN:
HTMLText_3918BF37_0C06_E393_41A1_17CF0ADBAB12.html =
___
Không gian 3d:
HTMLText_3918BF37_0C06_E393_41A1_17CF0ADBAB12_mobile.html =
KHÔNG GIAN 3D:
HTMLText_C05F044D_D8FC_948D_41E7_217CA1E39269.html =


Bức tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nhà Tù Côn Đảo
--------------------------------------------
Bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh do gia đình Giám ngục Paul Atoine Miniconi (người Pháp) trao tặng.
Giám ngục Paul Atoine Miniconi sinh năm1897 tại Bocognano, thuộc đảo Corse, Cộng hòa Pháp. Ông được cử sang Việt Nam làm việc tại Nhà tù Côn Đảo từ năm 1920 đến 1952. Với vai trò giám ngục, ông được giao giữ chìa khóa các khám, banh, canh gác, đi tuần và quản lý tù nhân tại một số banh của Nhà tù Côn Đảo. Tại đây, ông đã tận mắt chứng kiến tinh thần quả cảm của các chiến sỹ cộng sản, tình cảm, lòng trung thành của những chiến sỹ cộng sản đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong khi làm việc, nhận thấy những dấu hiệu bất thường từ những người tù, khi cho kiểm tra một phòng giam trong hệ thống trại giam, ông đã phát hiện các chiến sỹ cộng sản dường như đang cố cất giấu một vật mà ông nghi có thể là vũ khí. Từ nghi ngờ đó, ông cho tổ chức khám xét và thu được bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ mà những người cộng sản yêu mến, kính trọng và tôn thờ.. Bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các chiến sỹ công sản bí mật cất giấu vượt qua sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Pháp và mang theo ra Côn Đảo. Ông Paul Atoine Miniconi hiểu được giá trị nhân văn, tình cảm của những chiến sỹ cộng sản dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nghệ thuật, ông đã quyết định giữ bức tượng đó như một kỷ niệm của riêng mình về những năm tháng làm việc tại Côn Đảo. Sau khi hết thời gian công tác tại Việt Nam, năm 1952, ông trở về sinh sống và làm việc tại Đảo Corse, Cộng hòa Pháp. Bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông trân trọng, gìn giữ trong gia đình. Trước khi mất, ông đã để lại bức tượng cho người con trai Paul Miniconi, người cũng đã từng sống ở nơi làm việc của cha mình tại Côn Đảo vào thế kỷ trước.
Ngày 1/12/2019, ông Paul Miniconi cùng với Nhà sử học Pháp Frank Senateur đã trao tặng bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Ông Nguyễn Thiệp - Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, để chuyển về Việt Nam bàn giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bảo quản, lưu giữ và phát huy giá trị bức tượng này. Một điều hết sức thú vị và trùng hợp đó là Đại sứ Nguyễn Thiệp, người tiếp nhận bức tượng từ ông Paul Miniconi lại chính là con trai của người tù cộng sản Nguyễn Thiệu (một trong những người tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930), ông đã từng bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn ông Paul Antoine Miniconi làm giám ngục tại đây. Với ông Paul Miniconi, việc trao lại bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam chính là thực hiện di nguyện thiêng liêng của người cha thân yêu trước lúc qua đời.
Trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện các hoạt động “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài” diễn ra ngày 25/2/2020 tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao kỷ vật quý giá của các chiến sỹ Nhà tù Côn Đảo - bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.



HTMLText_CD4BA091_D88C_6D95_41EA_F3120F0AD724.html =


Đôi dép cao su của Bác Hồ
--------------------------------------
Bác Hồ đi dép cao su từ năm 1947. Đôi dép cao su Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm bằng chất liệu cao su từ săm, lốp ô tô cũ, thời gian này dép cao su được các chiến sỹ ở Việt Bắc gọi là “dép cao su Việt Bắc”. Đến năm 1960, Người dùng đôi dép cao su mới thay cho đôi dép cũ đã hỏng và đi đôi dép ấy cho đến những năm tháng cuối đời. .


Đôi dép cao su ấy còn được Bác gọi bằng cái tên thật trìu mến “đôi hài vạn dặm” theo chân Người lội suối băng rừng đến với nhân dân, “dép dày dạn và lỳ chông gai” vượt mọi địa hình đồi núi và trận địa. Dép đã theo chân Người đi thăm và làm việc tại các nước: Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia, Triều Tiên,…và nhiều quốc gia khác. Hình ảnh Đôi dép cao su của Bác còn phản ánh chân thực về phong cách sống gần gũi với nhân dân, giản dị, tiết kiệm trong lối sống và đạo đức cách mạng trong sáng, suốt một đời vì nước vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Hiện vật Đôi dép cao su của Bác Hồ đang được Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ và phát huy giá trị.



HTMLText_CD6A56AA_D88C_F5B7_41E4_9BD8F205DC2A.html =


Bộ quần áo kaki của Chủ tịch Hồ Chí Minh
------------------------
Ngày 8-1-1959, Xưởng may 10 (lúc đó thuộc Cục Quân nhu - Tổng cục Hậu cần) vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Năm đó Bác đã 69 tuổi nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn. Bác lần lượt đi thăm từng phân xưởng may, thăm các cháu ở nhà trẻ, nhà ăn của công nhân, sau đó quay về hội trường nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy.
Cán bộ, công nhân Xưởng may 10 hôm đó rất xúc động khi thấy chiếc áo kaki màu đã bạc, sờn tay mà Bác vẫn mặc từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Mọi người có mặt trong buổi đón Bác đều mong muốn được may biếu Bác bộ quần áo. Một đồng chí cán bộ lãnh đạo Xưởng may 10 đã mạnh dạn trao đổi với đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác. Suy nghĩ giây lát, đồng chí Vũ Kỳ nói: “Bác sắp đi thăm Inđônêxia nhưng quần áo của Bác đã cũ hết cả rồi. Các cậu có thể may biếu Bác một bộ. Ngày mai tôi sẽ đưa bộ quần áo của Bác xuống làm mẫu”. Hôm sau, nhận được bộ quần áo mẫu (bộ quần áo kaki cũ của Bác) do các đồng chí phục vụ Bác chuyển đến, anh chị em Xưởng may 10 lập tức bắt tay vào việc. Xưởng cử người sang X20 (Cửa hàng may đo lúc đó ở phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lấy vải có màu sắc tương tự như màu áo của Bác. Điều khó là khi đo cắt vải mới nhưng lại không được tháo rời bộ quần áo mẫu. Những người thợ đã cắt theo phương pháp quy vuông: Trải vải mới chồng lên bộ cũ để may. Sau hơn một tháng, bộ quần áo đã may xong, xưởng gửi ngay cho đồng chí Vũ Kỳ 02 bộ kèm theo một bức thư nói lên tấm lòng của cán bộ, công nhân Xưởng may 10 đối với Bác Hồ.
Nhớ lại sự kiện này, đồng chí Cù Văn Chước - cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Nhận được thư và quà của Xí nghiệp may 10 gửi biếu Bác, tôi đã chọn một bộ cùng với bức thư để báo cáo với Bác. Sau khi Bác đi ăn cơm trưa về, tôi thưa với Bác: “Thưa Bác, anh chị em công nhân Xưởng may 10 tiết kiệm được vải, may biếu Bác bộ quần áo với tất cả tấm lòng thành, mong Bác vui lòng nhận cho”. Bác Hồ cầm lên xem và khen may đẹp. Sau đó, Bác đánh máy bức thư gửi cán bộ, nhân viên Xưởng may 10, Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần và nói rằng sẽ thưởng bộ quần áo đó cho cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất trong phong trào thi đua.
Nhận được thư Bác, một phong trào thi đua mới sôi nổi trong toàn xưởng may. Anh chị em nào cũng quyết tâm lập thêm nhiều thành tích để đền đáp lại tình cảm của Bác. Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật quan trọng đã nâng cao được chất lượng và năng suất lao động. Những lời dạy bảo ân cần của Bác trở thành nguồn động viên cán bộ, công nhân, viên chức của xí nghiệp, ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng xí nghiệp. Đầu năm 1960, Bác đã tặng cho cán bộ công nhân Xí nghiệp may 10 lá cờ thêu dòng chữ: “Đơn vị thi đua khá nhất” dưới là tên Bác: Hồ Chí Minh.
Trong phong trào thi đua đó, nhiều công nhân đạt thành tích cao trong lao động trong đó có ông Hoàng Nguyên đạt thành tích cao nhất và giành danh hiệu chiến sĩ thi đua. Ban Giám đốc, Đảng uỷ, Công đoàn Xưởng may 10 đã tặng cho đồng chí Hoàng Nguyên bộ quần áo kaki mà Bác gửi lại cho xí nghiệp.
Bộ quần áo ông Hoàng Nguyên được tặng sau đó ông gửi lại Xí nghiệp để trưng bày ở phòng truyền thống. Để góp phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngày 3-5-1977, Xưởng may 10 đã gửi tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh bộ quần áo này. Hiện nay, bộ quần áo đang được lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.



HTMLText_CD6CC2E8_D894_EDB3_41E9_CDD59C0D50FE.html =


Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi ra đi tìm đường cứu nước
--------------------------------------------


Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin thuộc quyền sở hữu của Công ty Vận tải đường biển Sácgiơ Rêuyni (Compagnie Maritime des Chargeurs Réunis) của Pháp, còn gọi là Hãng Năm Sao do biểu trưng của hãng có hình 5 ngôi sao trên cột ống khói. Chiếc tàu được đặt theo tên của Đô đốc Hải quân Pháp Louis René Latouche Tréville (1745-1804), mang số hiệu 5601960, do Hãng đóng tàu Loire (Pháp) khởi công đóng vào 21 tháng 9 năm 1903 và hạ thủy vào tháng 2 năm 1904 tại Nantes. Tàu có kích thước dài 118,7m, ngang 15,2m, trọng tải 5.572 tấn, tải trọng tối đa 7.200 tấn, vận hành bằng hơi nước, sức chứa tối đa có thể đạt đến 1.100 người (kể cả thủy thủ đoàn). Sau khi được hạ thủy, tàu được hãng Sácgiơ Rêuyni đưa vào khai thác từ năm 1904 đến 1929.
Đầu thế kỷ XX, văn phòng hãng Sácgiơ Rêuyni ở Sài Gòn được đặt đối diện bờ sông Bến Nghé, ngay góc phố Catinat, bây giờ là đường Đồng Khởi, trên lầu một tiệm cà phê có bảng hiệu là La Rotonde. Ngày 02/6/1911, tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, với thuyền trưởng Louis Édouard Maisen và đoàn thủy thủ 69 người, từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn. Trong dịp này, hãng Sácgiơ Rêuyni tuyển thêm một số nhân sự làm việc trên tàu.
Trong số những người xin việc, có một thanh niên mảnh khảnh làm nghề khuân vác ở bến tàu (docker), rất siêng năng và thường giao tiếp với các thủy thủ trên bến, đã đến văn phòng hãng tham dự phỏng vấn. Người thanh niên trẻ này biết tiếng Pháp, khai tên là Văn Ba (hay Nguyễn Văn Ba).
Văn Ba là tên gọi gắn liền với thời kỳ đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Tên gọi này được ghi trong sổ lương của con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, nơi Nguyễn Tất Thành làm thuê để đi sang Pháp năm 1911.
Nguyễn Tất Thành được chủ tàu nhận làm phụ bếp cho chiếc tàu vừa chở hàng vừa chở khách lớn này từ ngày 2/6/1911. Ngày 3/6 Nguyễn Tất Thành nhận được thẻ nhân viên của tàu với tên là Văn Ba. Ngày 5/6/1911, tàu rời Bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, trên đó có người thanh niên Việt Nam đi sang Pháp để khám phá những gì ẩn sau từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái.




HTMLText_CD87DBCA_D88B_93F7_41B7_F2333201C685.html =


TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ:
NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC


Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tại Bảo tàng Hồ Chí Minh


Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Sài Gòn, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) thuộc Hãng vận tải đường biển Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis) của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân, đế quốc. Đây là một quyết định lịch sử mà sau này thực tiễn đã chứng minh là có tầm ảnh hưởng quyết định đến chiều hướng phát triển của lịch sử, làm thay đổi số phận của dân tộc Việt Nam.
Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2021), thiết thực chào mừng thành công của Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của Nước”.
Với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật, trong đó có những tài liệu, hiện vật mới sưu tầm, được trình bày trong 8 chủ đề, Trưng bày giới thiệu về hành trình gian nan đầy ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong 30 năm bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục với gần 30 quốc gia để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đó là con đường Cách mạng vô sản; những cống hiến vĩ đại của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền, trong 30 năm kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong 35 năm đổi mới là minh chứng khẳng định con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là đúng đắn, với tư duy biện chứng và tầm dự báo chiến lược thiên tài, phù hợp với đòi hỏi và nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam.
HTMLText_CD8E54DF_D894_758D_41E7_A46ACFBD3224.html =


Phiên bản mộc bản khắc tên cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong khối mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới
-------------------------------------
Mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm trong bộ sách Quốc triều Hương khoa lục thuộc khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, có ký hiệu hồ sơ: H62/7, Cao Xuân Dục, Quốc triều Hương khoa lục, quyển 05, mặt khắc 06.
Phiên bản mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, năm 2014. Tài liệu bằng chữ Hán Nôm được khắc ngược trên chất liệu Composit màu đen, có kích thước 31 x 21 x 2,5 (cm). Sau đây chúng tôi xin cung cấp phần phiên âm và dịch nghĩa (do Trung tâm Lưu trữ IV thực hiện) những thông tin được khắc trên Mộc bản về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để bạn đọc tham khảo.
Nguyên văn- Phiên âm:
阮生色: Nguyễn Sinh Sắc
南坛鍾巨: Nam Đàn, Chung Cự
二十一: Nhị thập nhất
副榜: Phó bảng
官平溪知縣: Quan Bình Khê Tri huyện
Dịch nghĩa:
Nguyễn Sinh Sắc
Quê quán: Chung Cự, Nam Đàn (Nghệ An)
21
Phó bảng
Làm quan tới chức Tri huyện Bình Khê
Tài liệu mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là hiện vật có giá trị, cho chúng ta biết những thông tin xác thực về con đường khoa cử của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.



HTMLText_CE38A2DA_D8F4_6D97_41B2_A9DA249980BC.html =


Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ngọn đuốc soi đường
--------------------------------------------
Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm 3 trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ.
Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay.
Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn thành thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Bác viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề.
Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay.
Năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được công nhận là bảo vật quốc gia, năm 2012.



HTMLText_CE7ADF50_D8F4_9493_41D3_F0499A224E50.html =


Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (02/1930)
--------------------------------------
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam diễn ra tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng), Trung Quốc, từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì cùng với sự tham dự của 02 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và một số đồng chí Việt Nam hoạt động ở nước ngoài. Hội nghị đã thảo luận, quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông qua: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Các văn kiện trên hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
HTMLText_CE866347_D89C_6CFD_41E3_B95A05F7FDEE.html =


“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin
--------------------------------------


Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mátxcơva. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đã ra tuyên bố ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tại Đại hội II (1920) của Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I. Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”…
Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo số ra ngày16 và 17/7/1920. Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.



HTMLText_CE945BFA_D88C_9397_41E7_1CB5E0A67995.html =


“Viên gạch hồng”
Bác chống lại cả mùa băng giá
-----------------------------


Tháng 7 năm 1921, Nguyễn Ái Quốc chuyển đến ở trong căn phòng nhỏ trên gác 2, nhà số 9, ngõ Côngpoanh (Compoint), quận 17, Pari. Căn phòng chỉ rộng 9 m2, mặc dù chật hẹp nhưng nơi đây đã trở thành một điểm thu hút những người Việt Nam yêu nước tại Pháp lúc bấy giờ.
Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Nguyễn Ái Quốc để một viên gạch sưởi vào lò bếp của chủ nhà. Chiều về, Người lấy viên gạch ra, bọc vào những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.
Viên gạch hiện trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh là viên gạch được phục chế trên cơ sở viên gạch cùng thời, do ông Jean François Parot, Tổng Lãnh sự Pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2/9/1984. Đó là kỷ vật của bà ngoại ông Jean François Parot. Bà đã giữ lại viên gạch suốt hơn nửa thế kỷ như kỷ niệm về một thời nghèo khó. Viên gạch sưởi được làm bằng đất nung, màu nâu, kích thước 12 x 22 x 3,5cm.
Theo ông Tổng Lãnh sự, nước Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX vẫn còn nghèo. Ngay tại Thủ đô Paris vẫn còn nhiều vùng chưa có điện. Để chống lại giá rét mùa đông, người ta sản xuất ra một loại gạch sưởi, bên trong được cấu tạo thành nhiều ngăn, nhiều lớp để tích tụ nhiệt. Ban ngày trước khi đi làm, người ta đặt viên gạch vào cạnh lò sưởi; khi đi ngủ người ta đặt viên gạch dưới giường nằm cho ấm.
Viên gạch sưởi hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh là minh chứng về một giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sỹ.
Nhà thơ Chế Lan Viên trong bài “Người đi tìm hình của nước” đã viết:
“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá”.
HTMLText_CEA4DFCF_D88B_B38D_41B3_79E32C3FC38E.html =


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
--------------------------------------
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 26/01 đến ngày 01/2/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ đô Hà Nội.
Dự Đại hội có 1.587 đại biểu thay mặt cho hơn 5 triệu đảng viên toàn Đảng. Trong đó có 191 đồng chí đại biểu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, 1.381 đại biểu được bầu từ đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương, 15 đại biểu thuộc các Đảng bộ ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định.
Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhân dân và đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho nhiệm kỳ 2021 – 2026 như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá mới gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.



HTMLText_CEC142EC_D895_ADB3_41E3_412DEE53FC07.html =


Thơ chúc tết của Bác Hồ
--------------------------------------
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người còn là một nhà thơ lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều thơ. Bên cạnh tập Nhật ký trong tù và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao tình cảm ấm áp thương yêu. Thơ chúc Tết có một vị trí “đặc biệt” trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu đúng như lời Người tâm sự: “Mấy câu thành thật nôm na. Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Thơ chúc Tết của Bác còn khen ngợi thành tích của một năm công tác và đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động cho năm mới, động viên mọi người phấn khởi hăng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới.


Trong gần 30 năm (từ năm 1942-1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về, đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc Tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy luôn trở thành nguồn động viên cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước.
Từ bài thơ chúc Tết đầu tiên mừng Xuân Nhâm Ngọ 1942 cho tới bài thơ chúc Tết cuối cùng – Xuân Kỷ Dậu 1969, mỗi bài thơ đều được sáng tác phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cụ thể hàng năm của đất nước và lòng mong mỏi của nhân dân. Trong mỗi bài thơ, Bác Hồ không chỉ gửi lời chúc mừng năm mới và tình yêu thương bao la đến đồng bào cả nước, mà ẩn trong mỗi bài thơ ấy là sự tổng kết thành tích phấn đấu của năm qua, từ đó định hướng cho nhiệm vụ năm mới, trong đó còn là những tiên tri thiên tài của Bác về cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Những vần thơ đầy tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng đã có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần học tập, lao động và chiến đấu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, bao trùm lên tất cả các bài thơ ấy là niềm khát vọng tới ngày “Bắc Nam sum họp một nhà”. Với những ý nghĩa đó, những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ đồng hành cùng mỗi bước đi của dân tộc.
Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ bộ sưu tập Thơ Chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 17 bài, đây là 17 bài thơ gắn liền với 17 bức thư chúc Tết gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của nước”, Bảo tàng trưng bày trưng bày 05 bài thơ cũng là 05 thiệp chúc Tết trong Bộ sưu tập này. Đây là những hiện vật có giá trị to lớn trong quá trình giữ gìn và phát huy di sản về Người của Bảo tàng Hồ Chí Minh.



HTMLText_CFD97375_D8FC_AC9D_41E5_0DD432842CA1.html =


Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”
--------------------------------------
Tháng 06/1919, sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị tại Vécxây (Versailles), Pháp. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”.
Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 nội dung:
“1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phạn trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thưởng trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ” .
Tại Hội nghị, bản Yêu sách tám điểm đã không được các nước đế quốc đề cập đến, bởi Hội nghị Vécxây là nơi bàn về việc chia lại thị trường và tranh giành lợi ích của đế quốc, chứ không phải là nơi giải quyết yêu sách của một dân tộc thuộc địa. Mặc dù vậy, Yêu sách của nhân dân An Nam đã có tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong nước và ở nước ngoài. Yêu sách tám điểm như một quả bom chính trị tại Paris. Với bản Yêu sách này, Nguyễn Ái Quốc đại diện cho những người yêu nước Việt Nam dũng cảm đưa vấn đề chính trị của một nước thuộc địa ra quốc tế; đòi cho nhân dân Việt Nam có những quyền cơ bản, chính đáng ngay giữa vòng vây của kẻ thù.



HTMLText_E40E23B5_D760_F7FE_41C4_B777F3E56E9F.html =
___
TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ:
NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC


Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tại Bảo tàng Hồ Chí Minh



Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Sài Gòn, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) thuộc Công ty Vận tải đường biển Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis) của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân, đế quốc. Đây là một quyết định lịch sử mà sau này thực tiễn đã chứng minh là có tầm ảnh hưởng quyết định đến chiều hướng phát triển của lịch sử, làm thay đổi số phận của dân tộc Việt Nam.
Kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 - 05/6/2021), thiết thực chào mừng thành công của Ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của Nước”.
Với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật, trong đó có những tài liệu, hiện vật mới sưu tầm, được trình bày trong 8 chủ đề, Trưng bày giới thiệu về hành trình gian nan đầy ý chí và nghị lực của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong 30 năm bôn ba qua 3 đại dương, 4 châu lục với gần 30 quốc gia để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, đó là con đường Cách mạng vô sản; những cống hiến vĩ đại của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, góp phần tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong 15 năm đấu tranh giành chính quyền, trong 30 năm kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong 35 năm đổi mới là minh chứng khẳng định con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là đúng đắn, với tư duy biện chứng và tầm dự báo chiến lược thiên tài, phù hợp với đòi hỏi và nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam.
HTMLText_E446A69D_D4A1_71AE_417B_054E132C9098.html =



Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
HTMLText_E449E69E_D4A1_71AA_41E5_E61E086CDF02.html =
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 26/01 đến ngày 01/2/2021, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Thủ đô Hà Nội.
Dự Đại hội có 1.587 đại biểu thay mặt cho hơn 5 triệu đảng viên toàn Đảng. Trong đó có 191 đồng chí đại biểu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, 1.381 đại biểu được bầu từ đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố và đảng bộ trực thuộc Trung ương, 15 đại biểu thuộc các Đảng bộ ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định.
Với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhân dân và đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu cho nhiệm kỳ 2021 – 2026 như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá mới gồm 200 đồng chí, trong đó 180 đồng chí Uỷ viên chính thức, 20 đồng chí Uỷ viên dự khuyết.



HTMLText_E502DFD0_D4A7_EFB6_41E0_992D6AFA0D5A.html =


Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi ra đi tìm đường cứu nước
HTMLText_E5030FD2_D4A7_EFBA_41B6_B7E01D931459.html =
Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin thuộc quyền sở hữu của Công ty Vận tải đường biển Sácgiơ Rêuyni (Compagnie Maritime des Chargeurs Réunis) của Pháp, còn gọi là Hãng Năm Sao do biểu trưng của hãng có hình 5 ngôi sao trên cột ống khói. Chiếc tàu được đặt theo tên của Đô đốc Hải quân Pháp Louis René Latouche Tréville (1745-1804), mang số hiệu 5601960, do Hãng đóng tàu Loire (Pháp) khởi công đóng vào 21 tháng 9 năm 1903 và hạ thủy vào tháng 2 năm 1904 tại Nantes. Tàu có kích thước dài 118,7m, ngang 15,2m, trọng tải 5.572 tấn, tải trọng tối đa 7.200 tấn, vận hành bằng hơi nước, sức chứa tối đa có thể đạt đến 1.100 người (kể cả thủy thủ đoàn). Sau khi được hạ thủy, tàu được hãng Sácgiơ Rêuyni đưa vào khai thác từ năm 1904 đến 1929.
Đầu thế kỷ XX, văn phòng hãng Sácgiơ Rêuyni ở Sài Gòn được đặt đối diện bờ sông Bến Nghé, ngay góc phố Catinat, bây giờ là đường Đồng Khởi, trên lầu một tiệm cà phê có bảng hiệu là La Rotonde. Ngày 02/6/1911, tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, với thuyền trưởng Louis Édouard Maisen và đoàn thủy thủ 69 người, từ Hải Phòng cập bến Sài Gòn. Trong dịp này, hãng Sácgiơ Rêuyni tuyển thêm một số nhân sự làm việc trên tàu.
Trong số những người xin việc, có một thanh niên mảnh khảnh làm nghề khuân vác ở bến tàu (docker), rất siêng năng và thường giao tiếp với các thủy thủ trên bến, đã đến văn phòng hãng tham dự phỏng vấn. Người thanh niên trẻ này biết tiếng Pháp, khai tên là Văn Ba (hay Nguyễn Văn Ba).
Văn Ba là tên gọi gắn liền với thời kỳ đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Tên gọi này được ghi trong sổ lương của con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, nơi Nguyễn Tất Thành làm thuê để đi sang Pháp năm 1911.
Nguyễn Tất Thành được chủ tàu nhận làm phụ bếp cho chiếc tàu vừa chở hàng vừa chở khách lớn này từ ngày 2/6/1911. Ngày 3/6 Nguyễn Tất Thành nhận được thẻ nhân viên của tàu với tên là Văn Ba. Ngày 5/6/1911, tàu rời Bến cảng Nhà Rồng ở Sài Gòn, trên đó có người thanh niên Việt Nam đi sang Pháp để khám phá những gì ẩn sau từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái.



HTMLText_E5472EED_D4A0_F169_41E2_6EDE6471D423.html =
Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mátxcơva. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đã ra tuyên bố ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tại Đại hội II (1920) của Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I. Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”…
Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo số ra ngày16 và 17/7/1920. Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.



HTMLText_E547FEE9_D4A0_F169_41DE_6211AB10F940.html =


“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin





HTMLText_E55AD9AF_D4E3_B3EA_41E8_E822D276E748.html =
Bác Hồ đi dép cao su từ năm 1947. Đôi dép cao su Chủ tịch Hồ Chí Minh được làm bằng chất liệu cao su từ săm, lốp ô tô cũ, thời gian này dép cao su được các chiến sỹ ở Việt Bắc gọi là “dép cao su Việt Bắc”. Đến năm 1960, Người dùng đôi dép cao su mới thay cho đôi dép cũ đã hỏng và đi đôi dép ấy cho đến những năm tháng cuối đời.
Đôi dép cao su ấy còn được Bác gọi bằng cái tên thật trìu mến “đôi hài vạn dặm” theo chân Người lội suối băng rừng đến với nhân dân, “dép dày dạn và lỳ chông gai” vượt mọi địa hình đồi núi và trận địa. Dép đã theo chân Người đi thăm và làm việc tại các nước: Ấn Độ, Miến Điện, Inđônêxia, Triều Tiên,…và nhiều quốc gia khác. Hình ảnh Đôi dép cao su của Bác còn phản ánh chân thực về phong cách sống gần gũi với nhân dân, giản dị, tiết kiệm trong lối sống và đạo đức cách mạng trong sáng, suốt một đời vì nước vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Hiện vật Đôi dép cao su của Bác Hồ đang được Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ và phát huy giá trị.




HTMLText_E56B1C8C_D4A0_B1AE_41D0_8D9E49F05931.html =
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người còn là một nhà thơ lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều thơ. Bên cạnh tập Nhật ký trong tù và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao tình cảm ấm áp thương yêu. Thơ chúc Tết có một vị trí “đặc biệt” trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu đúng như lời Người tâm sự: “Mấy câu thành thật nôm na. Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Thơ chúc Tết của Bác còn khen ngợi thành tích của một năm công tác và đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động cho năm mới, động viên mọi người phấn khởi hăng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới.
Trong gần 30 năm (từ năm 1942-1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về, đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc Tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy luôn trở thành nguồn động viên cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước.
Từ bài thơ chúc Tết đầu tiên mừng Xuân Nhâm Ngọ 1942 cho tới bài thơ chúc Tết cuối cùng – Xuân Kỷ Dậu 1969, mỗi bài thơ đều được sáng tác phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cụ thể hàng năm của đất nước và lòng mong mỏi của nhân dân. Trong mỗi bài thơ, Bác Hồ không chỉ gửi lời chúc mừng năm mới và tình yêu thương bao la đến đồng bào cả nước, mà ẩn trong mỗi bài thơ ấy là sự tổng kết thành tích phấn đấu của năm qua, từ đó định hướng cho nhiệm vụ năm mới, trong đó còn là những tiên tri thiên tài của Bác về cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Những vần thơ đầy tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng đã có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần học tập, lao động và chiến đấu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, bao trùm lên tất cả các bài thơ ấy là niềm khát vọng tới ngày “Bắc Nam sum họp một nhà”. Với những ý nghĩa đó, những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ đồng hành cùng mỗi bước đi của dân tộc.
Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ bộ sưu tập Thơ Chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 17 bài, tương ứng với 17 mùa Xuân của đất nước. Trong trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của nước”, Bảo tàng trưng bày một số bài trong bộ sưu tập này. Đây là những hiện vật có giá trị to lớn trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị di sản về Người của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
HTMLText_E56BDC8B_D4A0_B1AA_41D4_30A5769F3E3B.html =
Thơ chúc tết của Bác Hồ
HTMLText_E5A2F0D7_D4A3_51B9_41CA_47B962207D4E.html =
Thơ chúc tết của Bác Hồ
HTMLText_E5A3B0D7_D4A3_51B9_41D2_CB7181AA7C1A.html =
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người còn là một nhà thơ lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều thơ. Bên cạnh tập Nhật ký trong tù và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao tình cảm ấm áp thương yêu. Thơ chúc Tết có một vị trí “đặc biệt” trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu đúng như lời Người tâm sự: “Mấy câu thành thật nôm na. Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Thơ chúc Tết của Bác còn khen ngợi thành tích của một năm công tác và đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động cho năm mới, động viên mọi người phấn khởi hăng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới.
Trong gần 30 năm (từ năm 1942-1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về, đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc Tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy luôn trở thành nguồn động viên cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước.
Từ bài thơ chúc Tết đầu tiên mừng Xuân Nhâm Ngọ 1942 cho tới bài thơ chúc Tết cuối cùng – Xuân Kỷ Dậu 1969, mỗi bài thơ đều được sáng tác phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cụ thể hàng năm của đất nước và lòng mong mỏi của nhân dân. Trong mỗi bài thơ, Bác Hồ không chỉ gửi lời chúc mừng năm mới và tình yêu thương bao la đến đồng bào cả nước, mà ẩn trong mỗi bài thơ ấy là sự tổng kết thành tích phấn đấu của năm qua, từ đó định hướng cho nhiệm vụ năm mới, trong đó còn là những tiên tri thiên tài của Bác về cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Những vần thơ đầy tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng đã có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần học tập, lao động và chiến đấu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, bao trùm lên tất cả các bài thơ ấy là niềm khát vọng tới ngày “Bắc Nam sum họp một nhà”. Với những ý nghĩa đó, những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ đồng hành cùng mỗi bước đi của dân tộc.
Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ bộ sưu tập Thơ Chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 17 bài, tương ứng với 17 mùa Xuân của đất nước. Trong trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của nước”, Bảo tàng trưng bày một số bài trong bộ sưu tập này. Đây là những hiện vật có giá trị to lớn trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị di sản về Người của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
HTMLText_E5A599AE_D4E3_B3EA_41E7_EB5060115CE7.html =




Đôi dép cao su của Bác Hồ
HTMLText_E5CC04A6_D4A0_F19A_41E8_82A87863AD72.html =
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người còn là một nhà thơ lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều thơ. Bên cạnh tập Nhật ký trong tù và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao tình cảm ấm áp thương yêu. Thơ chúc Tết có một vị trí “đặc biệt” trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu đúng như lời Người tâm sự: “Mấy câu thành thật nôm na. Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Thơ chúc Tết của Bác còn khen ngợi thành tích của một năm công tác và đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động cho năm mới, động viên mọi người phấn khởi hăng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới.


Trong gần 30 năm (từ năm 1942-1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về, đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc Tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy luôn trở thành nguồn động viên cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước.
Từ bài thơ chúc Tết đầu tiên mừng Xuân Nhâm Ngọ 1942 cho tới bài thơ chúc Tết cuối cùng – Xuân Kỷ Dậu 1969, mỗi bài thơ đều được sáng tác phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cụ thể hàng năm của đất nước và lòng mong mỏi của nhân dân. Trong mỗi bài thơ, Bác Hồ không chỉ gửi lời chúc mừng năm mới và tình yêu thương bao la đến đồng bào cả nước, mà ẩn trong mỗi bài thơ ấy là sự tổng kết thành tích phấn đấu của năm qua, từ đó định hướng cho nhiệm vụ năm mới, trong đó còn là những tiên tri thiên tài của Bác về cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Những vần thơ đầy tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng đã có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần học tập, lao động và chiến đấu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, bao trùm lên tất cả các bài thơ ấy là niềm khát vọng tới ngày “Bắc Nam sum họp một nhà”. Với những ý nghĩa đó, những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ đồng hành cùng mỗi bước đi của dân tộc.
Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ bộ sưu tập Thơ Chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 17 bài, đây là 17 bài thơ gắn liền với 17 bức thư chúc Tết gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của nước”, Bảo tàng trưng bày trưng bày 05 bài thơ cũng là 05 thiệp chúc Tết trong Bộ sưu tập này. Đây là những hiện vật có giá trị to lớn trong quá trình giữ gìn và phát huy di sản về Người của Bảo tàng Hồ Chí Minh.



HTMLText_E5CCF4A1_D4A0_F196_41E4_002230BC9C57.html =
Thơ chúc Tết của Bác Hồ
HTMLText_E7EAF771_D760_BF76_41D4_1464A3AF6703.html =
Năm 1965, Bác viết bản Di chúc gồm 3 trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ.
Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay.
Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn thành thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Bác viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất đất nước, Bác gạch dọc ở bên trái ngoài lề.
Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay.
Năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được công nhận là bảo vật quốc gia, năm 2012.



HTMLText_E7EBE76D_D760_BF6E_41C4_1A6B1BB0C9C9.html =



Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Ngọn đuốc soi đường


HTMLText_E7F0D77A_D760_BF6A_41E9_AC85EA504DBC.html =
Thơ chúc tết của Bác Hồ
HTMLText_E7F19775_D760_BF7E_41E9_6264DD5D4797.html =
Thơ chúc tết của Bác Hồ
HTMLText_E7F26776_D760_BF7A_41CC_E870145AD8BF.html =
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người còn là một nhà thơ lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều thơ. Bên cạnh tập Nhật ký trong tù và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao tình cảm ấm áp thương yêu. Thơ chúc Tết có một vị trí “đặc biệt” trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu đúng như lời Người tâm sự: “Mấy câu thành thật nôm na. Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Thơ chúc Tết của Bác còn khen ngợi thành tích của một năm công tác và đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động cho năm mới, động viên mọi người phấn khởi hăng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới.
Trong gần 30 năm (từ năm 1942-1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về, đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc Tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy luôn trở thành nguồn động viên cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước.
Từ bài thơ chúc Tết đầu tiên mừng Xuân Nhâm Ngọ 1942 cho tới bài thơ chúc Tết cuối cùng – Xuân Kỷ Dậu 1969, mỗi bài thơ đều được sáng tác phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cụ thể hàng năm của đất nước và lòng mong mỏi của nhân dân. Trong mỗi bài thơ, Bác Hồ không chỉ gửi lời chúc mừng năm mới và tình yêu thương bao la đến đồng bào cả nước, mà ẩn trong mỗi bài thơ ấy là sự tổng kết thành tích phấn đấu của năm qua, từ đó định hướng cho nhiệm vụ năm mới, trong đó còn là những tiên tri thiên tài của Bác về cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Những vần thơ đầy tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng đã có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần học tập, lao động và chiến đấu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, bao trùm lên tất cả các bài thơ ấy là niềm khát vọng tới ngày “Bắc Nam sum họp một nhà”. Với những ý nghĩa đó, những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ đồng hành cùng mỗi bước đi của dân tộc.
Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ bộ sưu tập Thơ Chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 17 bài, tương ứng với 17 mùa Xuân của đất nước. Trong trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của nước”, Bảo tàng trưng bày một số bài trong bộ sưu tập này. Đây là những hiện vật có giá trị to lớn trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị di sản về Người của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
HTMLText_E7F7577B_D760_BF6A_41D9_0676B443E50A.html =
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người còn là một nhà thơ lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm rất nhiều thơ. Bên cạnh tập Nhật ký trong tù và nhiều bài thơ khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người còn để lại cho chúng ta những bài thơ chúc Tết với biết bao tình cảm ấm áp thương yêu. Thơ chúc Tết có một vị trí “đặc biệt” trong thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt bởi lời thơ ngắn gọn, ngôn từ và cách diễn đạt dễ hiểu đúng như lời Người tâm sự: “Mấy câu thành thật nôm na. Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân”. Bên cạnh những cảm xúc đẹp về mùa xuân, Thơ chúc Tết của Bác còn khen ngợi thành tích của một năm công tác và đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động cho năm mới, động viên mọi người phấn khởi hăng hái tiến lên hoàn thành nhiệm vụ mới.
Trong gần 30 năm (từ năm 1942-1969), cứ mỗi khi tết đến xuân về, đồng bào cả nước lại mong chờ những vần thơ chúc Tết của Bác như một món quà ý nghĩa. Món quà ấy luôn trở thành nguồn động viên cổ vũ toàn dân tộc cùng nhau đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trong đấu tranh cách mạng, trong lao động và sáng tạo để xây dựng quê hương đất nước.
Từ bài thơ chúc Tết đầu tiên mừng Xuân Nhâm Ngọ 1942 cho tới bài thơ chúc Tết cuối cùng – Xuân Kỷ Dậu 1969, mỗi bài thơ đều được sáng tác phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cụ thể hàng năm của đất nước và lòng mong mỏi của nhân dân. Trong mỗi bài thơ, Bác Hồ không chỉ gửi lời chúc mừng năm mới và tình yêu thương bao la đến đồng bào cả nước, mà ẩn trong mỗi bài thơ ấy là sự tổng kết thành tích phấn đấu của năm qua, từ đó định hướng cho nhiệm vụ năm mới, trong đó còn là những tiên tri thiên tài của Bác về cuộc cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Những vần thơ đầy tinh thần lạc quan, niềm tin tất thắng đã có tác dụng rất lớn trong việc cổ vũ, động viên tinh thần học tập, lao động và chiến đấu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, bao trùm lên tất cả các bài thơ ấy là niềm khát vọng tới ngày “Bắc Nam sum họp một nhà”. Với những ý nghĩa đó, những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ đồng hành cùng mỗi bước đi của dân tộc.
Hiện nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đang lưu giữ bộ sưu tập Thơ Chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 17 bài, tương ứng với 17 mùa Xuân của đất nước. Trong trưng bày chuyên đề “Người đi tìm hình của nước”, Bảo tàng trưng bày một số bài trong bộ sưu tập này. Đây là những hiện vật có giá trị to lớn trong quá trình giữ gìn và phát huy giá trị di sản về Người của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
HTMLText_F2F13D61_D5E1_5096_41E7_2515F64D8801.html =



“Viên gạch hồng”
Bác chống lại cả mùa băng giá
HTMLText_F2F16D61_D5E1_5096_41E6_82BD6128EE2D.html =
Tháng 7 năm 1921, Nguyễn Ái Quốc chuyển đến ở trong căn phòng nhỏ trên gác 2, nhà số 9, ngõ Côngpoanh (Compoint), quận 17, Pari. Căn phòng chỉ rộng 9 m2, mặc dù chật hẹp nhưng nơi đây đã trở thành một điểm thu hút những người Việt Nam yêu nước tại Pháp lúc bấy giờ.
Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Nguyễn Ái Quốc để một viên gạch sưởi vào lò bếp của chủ nhà. Chiều về, Người lấy viên gạch ra, bọc vào những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.
Viên gạch hiện trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh là viên gạch được phục chế trên cơ sở viên gạch cùng thời, do ông Jean François Parot, Tổng Lãnh sự Pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ngày 2/9/1984. Đó là kỷ vật của bà ngoại ông Jean François Parot. Bà đã giữ lại viên gạch suốt hơn nửa thế kỷ như kỷ niệm về một thời nghèo khó. Viên gạch sưởi được làm bằng đất nung, màu nâu, kích thước 12 x 22 x 3,5cm.
Theo ông Tổng Lãnh sự, nước Pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX vẫn còn nghèo. Ngay tại Thủ đô Paris vẫn còn nhiều vùng chưa có điện. Để chống lại giá rét mùa đông, người ta sản xuất ra một loại gạch sưởi, bên trong được cấu tạo thành nhiều ngăn, nhiều lớp để tích tụ nhiệt. Ban ngày trước khi đi làm, người ta đặt viên gạch vào cạnh lò sưởi; khi đi ngủ người ta đặt viên gạch dưới giường nằm cho ấm.
Viên gạch sưởi hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh là minh chứng về một giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sỹ.
Nhà thơ Chế Lan Viên trong bài “Người đi tìm hình của nước” đã viết:
“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá”.




HTMLText_F36579A2_DBF5_9FB7_41D9_23AD423C34EC.html =
VIDEO THUYẾT MINH:
HTMLText_FAAC6732_D4E1_50FA_41D1_2B5B92F81E11.html =



Bộ quần áo kaki của Chủ tịch Hồ Chí Minh
HTMLText_FAACC736_D4E1_50FA_41E0_5CE694287774.html =
Ngày 8-1-1959, Xưởng may 10 (lúc đó thuộc Cục Quân nhu - Tổng cục Hậu cần) vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Năm đó Bác đã 69 tuổi nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn. Bác lần lượt đi thăm từng phân xưởng may, thăm các cháu ở nhà trẻ, nhà ăn của công nhân, sau đó quay về hội trường nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy.
Cán bộ, công nhân Xưởng may 10 hôm đó rất xúc động khi thấy chiếc áo kaki màu đã bạc, sờn tay mà Bác vẫn mặc từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Mọi người có mặt trong buổi đón Bác đều mong muốn được may biếu Bác bộ quần áo. Một đồng chí cán bộ lãnh đạo Xưởng may 10 đã mạnh dạn trao đổi với đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác. Suy nghĩ giây lát, đồng chí Vũ Kỳ nói: “Bác sắp đi thăm Inđônêxia nhưng quần áo của Bác đã cũ hết cả rồi. Các cậu có thể may biếu Bác một bộ. Ngày mai tôi sẽ đưa bộ quần áo của Bác xuống làm mẫu”. Hôm sau, nhận được bộ quần áo mẫu (bộ quần áo kaki cũ của Bác) do các đồng chí phục vụ Bác chuyển đến, anh chị em Xưởng may 10 lập tức bắt tay vào việc. Xưởng cử người sang X20 (Cửa hàng may đo lúc đó ở phố Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lấy vải có màu sắc tương tự như màu áo của Bác. Điều khó là khi đo cắt vải mới nhưng lại không được tháo rời bộ quần áo mẫu. Những người thợ đã cắt theo phương pháp quy vuông: Trải vải mới chồng lên bộ cũ để may. Sau hơn một tháng, bộ quần áo đã may xong, xưởng gửi ngay cho đồng chí Vũ Kỳ 02 bộ kèm theo một bức thư nói lên tấm lòng của cán bộ, công nhân Xưởng may 10 đối với Bác Hồ.
Nhớ lại sự kiện này, đồng chí Cù Văn Chước - cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại: Nhận được thư và quà của Xí nghiệp may 10 gửi biếu Bác, tôi đã chọn một bộ cùng với bức thư để báo cáo với Bác. Sau khi Bác đi ăn cơm trưa về, tôi thưa với Bác: “Thưa Bác, anh chị em công nhân Xưởng may 10 tiết kiệm được vải, may biếu Bác bộ quần áo với tất cả tấm lòng thành, mong Bác vui lòng nhận cho”. Bác Hồ cầm lên xem và khen may đẹp. Sau đó, Bác đánh máy bức thư gửi cán bộ, nhân viên Xưởng may 10, Cục Quân nhu, Tổng cục Hậu cần và nói rằng sẽ thưởng bộ quần áo đó cho cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất trong phong trào thi đua.
Nhận được thư Bác, một phong trào thi đua mới sôi nổi trong toàn xưởng may. Anh chị em nào cũng quyết tâm lập thêm nhiều thành tích để đền đáp lại tình cảm của Bác. Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật quan trọng đã nâng cao được chất lượng và năng suất lao động. Những lời dạy bảo ân cần của Bác trở thành nguồn động viên cán bộ, công nhân, viên chức của xí nghiệp, ra sức thi đua lao động sản xuất, xây dựng xí nghiệp. Đầu năm 1960, Bác đã tặng cho cán bộ công nhân Xí nghiệp may 10 lá cờ thêu dòng chữ: “Đơn vị thi đua khá nhất” dưới là tên Bác: Hồ Chí Minh.
Trong phong trào thi đua đó, nhiều công nhân đạt thành tích cao trong lao động trong đó có ông Hoàng Nguyên đạt thành tích cao nhất và giành danh hiệu chiến sĩ thi đua. Ban Giám đốc, Đảng uỷ, Công đoàn Xưởng may 10 đã tặng cho đồng chí Hoàng Nguyên bộ quần áo kaki mà Bác gửi lại cho xí nghiệp.
Bộ quần áo ông Hoàng Nguyên được tặng sau đó ông gửi lại Xí nghiệp để trưng bày ở phòng truyền thống. Để góp phần xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngày 3-5-1977, Xưởng may 10 đã gửi tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh bộ quần áo này. Hiện nay, bộ quần áo đang được lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.



HTMLText_FC31F83F_D5E0_D0EA_41DE_F396AB02D488.html =
Mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nằm trong bộ sách Quốc triều Hương khoa lục thuộc khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, có ký hiệu hồ sơ: H62/7, Cao Xuân Dục, Quốc triều Hương khoa lục, quyển 05, mặt khắc 06.
Phiên bản mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh, năm 2014. Tài liệu bằng chữ Hán Nôm được khắc ngược trên chất liệu Composit màu đen, có kích thước 31 x 21 x 2,5 (cm). Sau đây chúng tôi xin cung cấp phần phiên âm và dịch nghĩa (do Trung tâm Lưu trữ IV thực hiện) những thông tin được khắc trên Mộc bản về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc để bạn đọc tham khảo.
Nguyên văn- Phiên âm:
阮生色: Nguyễn Sinh Sắc
南坛鍾巨: Nam Đàn, Chung Cự
二十一: Nhị thập nhất
副榜: Phó bảng
官平溪知縣: Quan Bình Khê Tri huyện
Dịch nghĩa:
Nguyễn Sinh Sắc
Quê quán: Chung Cự, Nam Đàn (Nghệ An)
21
Phó bảng
Làm quan tới chức Tri huyện Bình Khê
Tài liệu mộc bản khắc về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là hiện vật có giá trị, cho chúng ta biết những thông tin xác thực về con đường khoa cử của cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
HTMLText_FC36083F_D5E0_D0EA_41EA_4E07C0DAB605.html =
Phiên bản mộc bản khắc tên cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong khối mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới
HTMLText_FC42BE7D_DB94_B48D_41D9_ADEC04BD9D2E.html =
___
THƯ VIỆN THUYẾT MINH:
HTMLText_FE529EBC_D5A1_D1EE_41BC_6C7901E87E84.html =



Bức tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nhà Tù Côn Đảo
HTMLText_FE5F4EC9_D5A1_D196_41E1_238798498748.html =
Bức tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do gia đình Giám ngục Paul Atoine Miniconi (người Pháp) trao tặng.
Giám ngục Paul Atoine Miniconi sinh năm1897 tại Bocognano, thuộc đảo Corse, Cộng hòa Pháp. Ông được cử sang Việt Nam làm việc tại Nhà tù Côn Đảo từ năm 1920 đến 1952. Với vai trò giám ngục, ông được giao giữ chìa khóa các khám, banh, canh gác, đi tuần và quản lý tù nhân tại một số banh của Nhà tù Côn Đảo. Tại đây, ông đã tận mắt chứng kiến tinh thần quả cảm của các chiến sỹ cộng sản, tình cảm, lòng trung thành của những chiến sỹ cộng sản đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Trong khi làm việc, nhận thấy những dấu hiệu bất thường từ những người tù, khi cho kiểm tra một phòng giam trong hệ thống trại giam, ông đã phát hiện các chiến sỹ cộng sản dường như đang cố cất giấu một vật mà ông nghi có thể là vũ khí. Từ nghi ngờ đó, ông cho tổ chức khám xét và thu được bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Lãnh tụ mà những người cộng sản yêu mến, kính trọng và tôn thờ. Bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các chiến sỹ cộng sản bí mật cất giấu vượt qua sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Pháp và mang theo ra Côn Đảo. Ông Paul Atoine Miniconi hiểu được giá trị nhân văn, tình cảm của những chiến sỹ cộng sản dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một người yêu nghệ thuật, ông đã quyết định giữ bức tượng đó như một kỷ niệm của riêng mình về những năm tháng làm việc tại Côn Đảo. Sau khi hết thời gian công tác tại Việt Nam, năm 1952, ông trở về sinh sống và làm việc tại Đảo Corse, Cộng hòa Pháp. Bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông trân trọng, gìn giữ trong gia đình. Trước khi mất, ông đã để lại bức tượng cho người con trai Paul Miniconi, người cũng đã từng sống ở nơi làm việc của cha mình tại Côn Đảo vào thế kỷ trước.
Ngày 1/12/2019, ông Paul Miniconi cùng với Nhà sử học Pháp Frank Senateur đã trao tặng bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Ông Nguyễn Thiệp - Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Pháp, để chuyển về Việt Nam bàn giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bảo quản, lưu giữ và phát huy giá trị bức tượng này. Một điều hết sức thú vị và trùng hợp đó là Đại sứ Nguyễn Thiệp, người tiếp nhận bức tượng từ ông Paul Miniconi lại chính là con trai của người tù cộng sản Nguyễn Thiệu (một trong những người tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930), ông đã từng bị giam giữ tại nhà tù Côn Đảo trong giai đoạn ông Paul Antoine Miniconi làm giám ngục tại đây. Với ông Paul Miniconi, việc trao lại bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam chính là thực hiện di nguyện thiêng liêng của người cha thân yêu trước lúc qua đời.
Trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện các hoạt động “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài” diễn ra ngày 25/2/2020 tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao kỷ vật quý giá của các chiến sỹ Nhà tù Côn Đảo - bức tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.
HTMLText_FFE832C0_D5A0_F196_41D4_244DFE6AAC78.html =
Tháng 06/1919, sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị tại Vécxây (Versailles), Pháp. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”.
Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 nội dung:
“1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người âu châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phạn trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thưởng trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ” .
Tại Hội nghị, bản Yêu sách tám điểm đã không được các nước đế quốc đề cập đến, bởi Hội nghị Vécxây là nơi bàn về việc chia lại thị trường và tranh giành lợi ích của đế quốc, chứ không phải là nơi giải quyết yêu sách của một dân tộc thuộc địa. Mặc dù vậy, Yêu sách của nhân dân An Nam đã có tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam trong nước và ở nước ngoài. Yêu sách tám điểm như một quả bom chính trị tại Paris. Với bản Yêu sách này, Nguyễn Ái Quốc đại diện cho những người yêu nước Việt Nam dũng cảm đưa vấn đề chính trị của một nước thuộc địa ra quốc tế; đòi cho nhân dân Việt Nam có những quyền cơ bản, chính đáng ngay giữa vòng vây của kẻ thù.



HTMLText_FFEB22B4_D5A0_F1FE_41E5_C32A97DAAA19.html =



Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”
HTMLText_FFFA1A5E_D5A1_70AA_41D8_0ADE518DF714.html =




Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (02/1930)
HTMLText_FFFDCA62_D5A1_709A_41E5_DF0B45D59E18.html =
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam diễn ra tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng), Trung Quốc, từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì cùng với sự tham dự của 02 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng, 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và một số đồng chí Việt Nam hoạt động ở nước ngoài. Hội nghị đã thảo luận, quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông qua: Chính cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Các văn kiện trên hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
### Label Label_0DD14F09_1744_0507_41AA_D8475423214A.text = TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ: NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC Label_0DD1AF09_1744_0507_41B4_9F5A60B503B2.text = DO VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VA DU LỊCH PHỐI HỢP THỰC HIỆN TẠI BẢO TÀNG HỒ CHÍ MÌNH Label_0DD1AF09_1744_0507_41B4_9F5A60B503B2_mobile.text = TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ: NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC Label_C4358F00_E1A6_4F4D_41EA_CDEEBC491267.text = Chủ đề 6: Người về mang tới mùa Xuân (1941 - 1945) Label_C479AFD6_E1A6_4EF2_41EA_A66C9260A295.text = Chủ đề 5: Bước ngoặt lịch sử (1930 - 1941) Label_C485F13E_E19A_53B2_41C5_6F5A1B0B729C.text = Chủ đề 1: Nuôi ý chí (1890-1911) Label_C4DFDF14_E1BA_4F76_41EA_022B68806276.text = Chủ đề 7: Người là niềm tin tất thắng (1945 – 1969) Label_C4E91106_E1BA_5352_41C7_01F08778A9CE.text = Chủ đề 8. Viết tiếp trang sử vàng (1969 – nay) Label_C5ECF7C8_E1AF_FEDE_41E8_AD09ED6A6E63.text = Chủ đề 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước (1911 - 1920) Label_C62C6FE3_E1AA_CED2_41A3_30B268CD937B.text = Chủ đề 1: Nuôi ý chí (1890-1911) Label_C6588FCA_E1AA_4ED2_41EA_ACC634E35231.text = Chủ đề 8: Viết tiếp trang sử vàng (1969 – nay) Label_C66BF932_E1AE_33B2_41E2_9F89544A4DC7.text = Chủ đề 3: Tìm ra ánh sáng (1920 - 1924) Label_C72963F4_E1AA_36B6_41CD_8B72D426726B.text = Chủ đề 3: Tìm ra ánh sáng (1920 - 1924) Label_C7302A3E_E1AA_51B5_41DA_8B10548CCEEC.text = Chủ đề 4: Thổi bùng ngọn lửa cách mạng (1924 - 1930) Label_C7C14755_E1AA_3FF6_41BB_0B2E39830D20.text = Chủ đề 5: Bước ngoặt lịch sử (1930 - 1941) Label_C7CB9628_E1AA_315E_41E1_5E5CBA27F223.text = Chủ đề 4. Thổi bùng ngọn lửa cách mạng (1924 - 1930) Label_C7EC7E7B_E1AA_31B3_41BE_7B026F989455.text = Chủ đề 7: Người là niềm tin tất thắng (1945 – 1969) Label_C7FBACF2_E1AA_32B2_41EB_0C8BCA59C37C.text = Chủ đề 6: Người về mang tới mùa Xuân (1941 - 1945) Label_C94918C7_E1AA_52D2_41C4_D4F366E230B9.text = Chủ đề 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước (1911 - 1920) Label_CBB71B3F_E07E_37B2_41BE_57DE4856F324.text = POWERED BY VIETSOFTPRO Label_F53C4071_E0A7_D1CE_41E3_D227325C1EDE.text = POWERED BY VIETSOFTPRO ## Media ### Title panorama_C524DAC0_E518_436E_41D1_D0ED83EFE322.label = Chủ đề 1: Nuôi Ý Chí panorama_C645BFB6_E518_C112_41E0_E1CADA1A2A50.label = Người đi tìm hình của nước panorama_DEF3B64F_E3E6_31D3_41DD_C36834DF4F9D.label = Chủ đề 8: Viết tiếp trang sử vàng panorama_DF69299B_D4A3_B3AA_4197_5555A924444C.label = Chủ đề 4: Thổi bùng ngọn lửa cách mạng panorama_DF694A13_D4A3_70BA_41E4_B2D6D4BE0EEF.label = Chủ đề 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước panorama_DF6981BC_D4A3_53EE_41BF_9396E116A227.label = Chủ đề 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước panorama_DF6A0506_D4AF_F09A_41E5_631EFF7EA259.label = Không gian chung panorama_DF6A3F61_D4AF_7096_41A2_DBBBF672C50E.label = Chủ đề 8: Viết tiếp trang sử vàng panorama_DF6A4C01_D4AF_B096_41C1_57BF2EA0146F.label = Chủ đề 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước panorama_DF6A63BB_D4AF_57EA_41D3_77A6780C0B5D.label = Chủ đề 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước panorama_DF6A67FF_D4A1_DF6A_41E9_5CF98939A0D1.label = Chủ đề 5: Bước ngoặt lịch sử panorama_DF6A709D_D4A0_F1AE_41DA_6B070F33BAB6.label = Không gian chung panorama_DF6A8B1B_D4A1_70AA_41B6_E1AB697E8D1D.label = Không gian chung panorama_DF6AD801_D4A0_B096_41D6_1EE43EDB350C.label = Chủ đề 7: Người là niềm tin tất thắng panorama_DF6AF6A0_D4AF_5196_41E6_61E02235AE2A.label = Chủ đề 8: Viết tiếp trang sử vàng panorama_DF6AFDB3_D4A0_D3FA_41C4_8A71F016A55A.label = Không gian chung panorama_DF6B41E9_D4A1_5396_41B2_D65BABB09BE3.label = Chủ đề 3: Tìm ra ánh sáng panorama_DF6B451F_D4A0_B0AA_41C4_62081B5B8851.label = Chủ đề 3: Tìm ra ánh sáng panorama_DF6B6B56_D4A1_70BA_41E2_3E26C1A875F3.label = Chủ đề 7: Người là niềm tin tất thắng panorama_DF6B9382_D4A1_B79A_41E9_129B4CB1F9C7.label = Chủ đề 7: Người là niềm tin tất thắng panorama_DF6BB1DB_D4A1_53AA_4181_36F8801C34A2.label = Chủ đề 7: Người là niềm tin tất thắng panorama_DF6BDDA5_D4A1_D39E_41D8_E275B455874C.label = Chủ đề 6: Người về mang tới mùa Xuân panorama_F315C7D9_D5E3_5FB6_41DD_BD7C853F8B9F.label = Chủ đề 3: Tìm ra ánh Sáng video_CA4224D2_D769_77B8_41E0_95482D9F81CE.label = final video_DB0910B3_E39A_F2B2_41E3_27E264941D8A.label = Giới thiệu chung video_FA44AD04_E338_C6F6_41CA_35EB17C0A986.label = Chủ đề 1: Nuôi ý chí video_FA496B00_E338_C2EE_41BF_DC91AE4EF3F4.label = Chủ đề 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước video_FA4C8E17_E338_4311_41EC_59B9CD4CE711.label = Chủ đề 4: Thổi bùng ngọn lửa cách mạng video_FA4D9613_E338_4312_41E1_9131474D3509.label = Chủ đề 3: Tìm ra ánh sáng video_FA4E76E8_E338_433E_41C7_3D609F21DE42.label = Chủ đề 6: Người về mang tới mùa xuân video_FA4F9A85_E338_C3F6_41E4_44B1D6FFE0C2.label = Chủ đề 8: Viết tiếp trang sử vàng video_FA6FCC20_E338_472D_41E2_E397F86537BE.label = Chương kết video_FAF39488_E338_47FE_41D8_93C873C7C4E3.label = Chủ đề 7: Người là niềm tin tất thắng video_FC2F7D9E_E3F8_4112_41D5_0B6B73228FC2.label = Chủ đề 5: Bước ngoạt lịch sử ## Popup ### Body htmlText_903E61D5_D7A0_D3BE_41D1_D32C20742DC0.html =
Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, có truyền thống hiếu học tại quê hương sông Lam, núi Hồng “địa linh nhân kiệt”. Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã bộc lộ tư chất thông minh, ham học thường được cha dẫn theo khi đi gặp gỡ, đàm đạo với các sĩ phu yêu nước trong vùng nên sớm được bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước và hấp thụ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.
Lớn dần lên, Nguyễn Tất Thành (tên gọi thời niên thiếu) được tiếp cận với các tư tưởng lớn của phương Đông và bước đầu tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ phương Tây. Tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, cùng cực của đồng bào, những tội ác của thực dân Pháp và sự thất bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành đã miệt mài học tập, hoạt động sôi nổi trong phong trào yêu nước và bắt đầu nuôi ý chí ra đi tìm đường cứu nước.
htmlText_9518A4D4_D760_D1BE_41BE_A75467511075.html =
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vô cùng quan trọng, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cả nước, là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Từ năm 1930 đến năm 1941, tuy hoạt động ở nước ngoài, có những lúc bị kẻ thù bắt giam, tù đầy, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn theo dõi và chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước.
htmlText_955D647E_D763_D16A_4196_D4D8CCEFC53E.html =
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thực hiện Di chúc của Người, quân và dân cả nước đã biến đau thương thành hành động cách mạng, anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và thực hiện công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới chính là thành quả từ việc hiện thực hóa lý luận về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, với những nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tháng 01 năm 2021 khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” và tiếp tục xác định mục tiêu “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
htmlText_955E8076_D760_F17A_41DC_12D363554520.html =
Trải qua gần 10 năm lao động, học tập, đấu tranh với một nghị lực phi thường và một bản lĩnh sáng tạo, khoa học,Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin. Từ bản Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam và Người quyết tâm đi theo con đường của Lênin vĩ đại.
Với việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, đánh dấu một bước chuyển biến quyết định trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường cách mạng nào khác con đường cách mạng vô sản”.
htmlText_95C3092F_D761_B0EA_41D5_866DB89E2754.html =
Đầu năm 1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giải phóng dân tộc, đúng như ước nguyện khi ra đi. Người củng cố và xây dựng sự lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc, tổ chức lực lượng vũ trang, vận động nhân dân đấu tranh giành độc lập.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã phá tan sự thống trị của chủ nghĩa thực dân gần một trăm năm, lật đổ chế độ phong kiến hàng nghìn năm, mở ra trang sử vàng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ đây, nhân dân Việt Nam đã thực sự làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và vận mệnh của mình. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Hành trình hơn 30 năm cứu nước, giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911 tới đây chính thức đơm hoa kết trái.
htmlText_95CD8FB9_D760_AFF6_41DB_B2F09FCB2B47.html =
Trong bối cảnh nước mất nhà tan, các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam đều bị dìm trong biển máu, các con đường cứu nước chưa tìm được lối ra, với lòng nồng nàn yêu nước, thương dân, khát vọng giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã quyết định chọn con đường đi riêng.
Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Người bôn ba khắp năm châu, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Hành trình này đã giúp Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp.
htmlText_95F8A6BD_D77F_D1EE_41E9_6AF5BCC9751D.html =
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Với tất cả tinh thần và nhiệt huyết của mình, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường về gần Tổ quốc, tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về trong nước và từng bước vạch đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu, Trung Quốc, làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, tuyên truyền đường lối cứu nước vào công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định, cách mạng muốn thành công trước hết phải có đảng cách mệnh “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công”.
htmlText_95FF6495_D761_51BE_41D9_D39A26812ADA.html =
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh, hiểm nguy, trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", khi cùng lúc đối mặt thù trong, giặc ngoài. Người cùng Trung ương Đảng ra sức đấu tranh bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, lãnh đạo toàn quốc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Người và Trung ương Đảng tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà ở miền Nam, thực hiện cho được mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội.
### Title window_C41BC412_E1EE_5172_41E6_ED6B8685CC04.title = Chủ đề 7: Người là niềm tin tất thắng (1945 – 1969) window_C4257A38_E1EA_31BE_41E6_DA14FF41BF42.title = Chủ đề 5: Bước ngoặt lịch sử (1930 - 1941) window_C4363A50_E1ED_D1CD_41D9_C236FBD03016.title = Chủ đề 6: Người về mang tới mùa Xuân (1941 - 1945) window_C436805A_E1EE_F1FD_41EA_BF67186170F2.title = Chủ đề 8: Viết tiếp trang sử vàng (1969 – nay) window_C5A55038_E1E6_F1BE_41DB_C2DD596DE5BE.title = Chủ đề 1: Nuôi ý chí (1890-1911) window_C5C2F5C7_E1EA_52D3_4193_C1265B07898A.title = Chủ đề 4: Thổi bùng ngọn lửa cách mạng (1924 - 1930) window_C5D40F4D_E1EB_CFD7_41D5_BBA98E023DCF.title = Chủ đề 3: Tìm ra ánh sáng (1920 - 1924) window_F8602564_E308_4135_41DB_B681A7FDE05E.title = Chủ đề 2: Vượt trùng dương tìm đường cứu nước (1911 - 1920) ## Action ### URL LinkBehaviour_CA8E80DC_E066_52F6_41D7_2018B762A10F.source = http://vietsoftpro.com/ LinkBehaviour_F0D31193_E06E_D372_41C0_D225B0221CFC.source = https://www.facebook.com/HoChiMinhMuseum LinkBehaviour_F68DFADA_E0AA_D6F2_41C9_5EB9595357DF.source = http://vietsoftpro.com/